Nguyên nhân nước nhiễm mặn tại đồng bằng sông cửu long

Thảo luận trong 'Kết nối đam mê' bắt đầu bởi Khúc Thành Thắng, 6/3/20.

  1. Nguyên nhân nước nhiễm mặn tại đồng bằng sông cửu long

    Nguyên nhân nước nhiễm mặn tại đồng bằng sông cửu long

    LIÊN HỆ (913 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Khúc Thành Thắng
    3. Ngày đăng: 6/3/20 lúc 23:36
    4. Số điện thoại: 0906888494
  2. Khúc Thành Thắng

    Khúc Thành Thắng Quảng Bá Kinh Doanh Thành viên BQT Thành viên Ban Quản Trị

    Tham gia:
    17/2/19
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam “Nước nhiễm mặn” vì đâu nên nỗi?

    Mấy ngày nay dạo quanh các diễn đàn, forum,zạ… alo, fa xờ bốc, báo chí, phát thanh …. Kênh nào cũng gặp chủ đề “hot” quá “hót” về chuyện ngập mặn tại Bến Tre và ĐBSCL nào là “người dân khát nước ngọt”, “cây cối khô cằn vì thiếu nước ngọt”, “dân miền Tây hùn hùn đi hứng nước” hay những tiêu đề, bình luận dí dỏm như: “khỏi cần đi tắm biển…thích quá, nước sông quê tôi mặn rồi”, “nước mặn vs cô Vy: không chết vì cô Vy mà sắp chết khô vì mặn”, “mưa ơi mưa đâu rồi mà sao mà sao chưa thấy mưa”, “sắt thép còn mục nói chi da thịt”, “thời đại 4.0, Bến Tre 4.0….thậm chí đạt 5.0,6.0 trước…”,”Bến Tre xuất hiện nghề lạ: đổi nước thu tiền triệu”, hay các hoạt động có tình người như “trao tặng nước ngọt cho bà con nghèo”.. hay những tiêu đề, bình luận gay gắt hơn “Bến Tre-ĐBSCL gánh chịu thiên tai”,.v….v….nói như thế nào thì nó xảy ra như thế đấy, cái nào cũng đúng; nói chung đủ mọi tiêu đề, bình luận mà quy tụ lại cũng đều liên quan đến vấn đề nước ngọt bị nhiễm mặn. Các giải pháp hạn chế, chuyển đổi, thích nghi “sống chung với lũ” cũng được các cấp cơ quan đề ra như: “chuyển đổi, cơ cấu cây trồng”,”tưới tiết kiệm, ủ gốc”,”đóng cống ngăn mặn”, người dân thì tìm đủ mọi cách để tích trữ, hết nước ngọt tích trữ sinh hoạt ăn uống trồng trọt thì sinh ra quy luật cung- cầu, có cầu ắt có cung, thế là nhiều xe “bồn” tự chế ra đời, giá nước tăng chóng hết cả mặt, giờ cứ quy ra dùng ca nước, ly nước là đều phải trả tiền, trả tiền cho người uống, cho cây uống, cho máy móc uống, cho thiết bị làm từ sắt thép uống…. các ngành nghề làm từ nước trước đây chi phí thấp thì nay đội lên gấp trăm lần…. người người oán than, nhà nhà oán than OMG, trời ơi.

    Từ vùng đất sông nước, nước ngọt cây trái tươi tốt quanh năm, nay nước bị nhiễm mặn mọi sinh hoạt, canh tác đều bị đảo lộn, từ vùng đất cứ đi ra ngoài là gặp nước ngọt dùng thoải mái không phải lo nghĩ gì nay muốn có phải đi mua từ các xe bồn với giá nước khá “chat”. Khúc tui uống nước mặn mà cảm giác như muốn “phì” lên mấy kí, trên báo lúc nào cũng nghe nói ‘công nghệ’ 4.0 cũng thường thôi chẳng có gì cao siêu cả giờ cầm ‘bút công nghệ’ đo nước nó được tới 5.0, 5.x luôn rồi. Thế là vận dụng tất cả tư duy “Hảo Hảo 100” của mình từ kiến thức kinh tế, dầu khí, công nghệ thông tin, xã hội và từ các câu chuyện cổ tích như “sự tích nước biển mặn” Khúc tôi mới kết luận được 1 câu “đã tìm được nguyên nhân vì sao nước nhiễm mặn”.

    Lúc đầu tìm hiểu thì lục tung các kiến thức xa xăm, cao siêu, vĩ mô, vi mô, các nơi mô….đều không có kết quả. Buổi tối nọ ngồi ăn ổi uống nước nhiễm mặn (thay chấm muối), suy nghĩ vu vơ từ 2 chữ “nước mặn”. Nước = thủy, thế là nghĩ ngay đến nguyên thủy, thủy hử, thủy cung, thủy tề,chung thủy….thậm chí gọi luôn tên ca sỉ thu thủy ra, vẫn chưa được nghĩ tiếp thế là ra được thủy động, thủy trị, thủy thời….. thủy điện. Mừng quá như bắt được vàng, thế là tìm được nguyên nhân thứ nhất: thủy điện.

    Thủy điện đã và đang trở thành xu thế phát triển của các nước trên thế giới kế cả đã phát triển hay đang phát triển.Ưu điểm của thủy điện thì khỏi bàn cãi đó là sử dụng nguồn nước tự nhiên để phát điện rẻ hơn so với nhà máy nhiệt điện hay hạt nhân cho hiệu suất cực cao với 1 lượng điện sử dụng nhỏ để vận hành,thời gian mở máy nhanh, không gây ô nhiễm môi trường. Chính vì những ưu điểm tuyệt vời như trên nên các nước có sông chảy qua đều ồ ạt, ào ạt đua nhau xây nhà máy thủy điển, lớn có, nhỏ có, lúc đầu xây ít mong cho dân trong mỗi nước có đủ điện để xài, đủ xài rồi xây thêm để thừa điện và bán cho các nước xung quanh thu ngoại tệ về. Trên con sông MeKong ‘nhỏ bé’ có sự hiện diện của nhiều nhà máy thủy điện, hàng trăm cái đập xây dựng trên dòng chảy chính của sông gồm các nước láng giềng anh em: Ông anh Trung Quốc, em Cam và em Lào, Thái, Myanma. Có khả năng trị thủy: nguyên nhân đây rồi, suốt chiều dài sông MeKong mỗi nhà nhà máy thủy điện mọc lên là 1 nhà trị thủy, thằng đầu nguồn xây nhà máy lớn để trị dòng nước lớn, tiếp theo sẽ là thằng nhỏ hơn ‘trị’ dòng nước từ thằng lớn phía trên, …cứ thế dòng nước mùa hạn hán cạn dần ở cuối nguồn, và phù sa cũng ít dần đi. Nguyên nhân 1 từ thủy điện làm lượng nước mùa hạn hán đã ít nay càng ít hơn

    Vậy làm cách nào để giải quyết tình trạng này. Xin thưa: không giải quyết được chỉ có cách phân bổ tài nguyên nước nhưng phân bổ thế nào khi hạn hán tới thủy điện nào cũng thiếu nước và khư khư đóng đập để giữ nước lại cho từng nhà máy thủy điện, đó là vấn đề về cạnh tranh trong quản lý thủy lợi và quản lý nước và yếu tố chính trị, chính quyền mà tôi không nêu sâu ở đây. Vì vậy, với chi phí để đầu tư 1 nhà máy thủy điện là rất lớn không thể ngưng được cộng với sự phát triển không ngừng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao cũng như chưa có bộ quy tắc ứng xử hoàn thiện nên nó dược coi như “vũ khí hủy diệt đáng sợ” trở thành công cụ hỗ trợ gây sức ép cho các quan hệ ngoại giao. Chính vì thế, vấn đề tìm giải pháp ở nguyên nhân này coi như bất khả thi.

    Xong nguyên nhân thứ 1, ngồi nghĩ tiếp nguyên nhân thứ 2 “mặn”, lục lọi mọi từ điển tiếng việt,anh ‘gu gồ’ ghép với từ mặn chẳng có từ nào có nghĩa, thôi thì Khúc tôi chuyển nó qua tiếng Anh thử, nhờ xem phim hành động Mỹ nên nhớ tới phim “Salt”(muối) do diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie vai chính. Mở phim ra xem với đứa con gái xem có tìm ra được manh mối nào trong phim không? Con gái hỏi ba xem phim gì thế? Khúc tôi quay qua trả lời dõng dạc “sen”, con học tiếng anh biết ‘sen’ nghĩa là gì không? Dễ như ăn bánh (nhok trả lời): là cát. Tôi cười rõ to: sai rồi con, là muối. Không phải cát. Nhok cãi do ba phát âm sai mà.Tôi: À, ừ thì cát. Bỗng ánh mắt tôi lóe lên: tìm ra rồi. giống như apple tìm ra logo quả táo bị cắn vậy đó. Tội nghiệp cho bộ phim ”Salt” chưa được xem lấy 1 giây. Cát dưới sông, nguyên nhân từ cát. Thế là có nguyên nhân thứ 2 “Cát tặc”

    Cùng tìm hiểu Cát dưới lòng sông mất đi để lại hậu quả gì nhé!!!

    Khai tác cát càng nhiều thì vị trí đáy sông càng bị thụt xuống càng lớn, lòng sông bị hạ thấp vài mét chỉ sau vài năm làm dòng chảy biến dạng kéo theo hàng loạt sự cố xói lở bãi sông, đê, kè.

    Khai thác cát quá mức làm cho mực nước sông Cửu Long liên tục bị hạ thấp làm hở chân các tuyến đê kè hiện có, dẫn đến tuổi thọ vật liệu và kết cấu mất ổn định, gây ra sự cố sụt sạt, giảm hệ số an toàn chung của các tuyến đê kè, gây sụt lún trôi đất trôi nhà trên bờ xuống sông. Thiếu nước làm cho các kênh rạch bị ‘treo’ thiếu nguồn nước ra vô cập nhập cho các sông, kênh, rạch gây hiện tượng ‘sông chết’, ô nhiễm môi trường.

    Phân tích tới đây thì thấy hậu quả của việc khai thác cát quá mức là ok đấy, sợ thật. hậu quả lớn thật, báo chí nói hoài, nói mãi rồi nhưng “cát tặc” vẫn không ngưng. Nhưng đọc hoài trên tạp chí, sách báo, tra anh ‘gu gồ’ không thấy chỗ nào giải thích cát tặc có liên quan gì đến nước bị nhiễm mặn đâu. Lại vận dụng tiếp tư duy “Hảo Hảo 100” ra, muối có lẽ dùng kiến thức hóa lý để phân tích có lẽ đúng. Hồi đó cô giáo dạy chênh lệch về nồng độ không khí, độ ẩm và chất lỏng sẽ đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp. Bình thường nếu không có gì tác động thì 2 bên sẽ tự cân bằng, gọi là đối lưu tự nhiên. Sông Cửu Long là đoạn cuối của sông Meekong đổ ra biển, tại nơi giao nhau này bình thường thì nước ngọt và nước mặn sẽ sống hòa thuận, tự cân bằng, dưới tác động của trọng lực là đối lưu tự nhiên. Hạn hán kéo dài, thủy điện từ nguồn chính không xả nước, “cát tặc” làm cho mực nước sông liên tục hạ xuống do khai thác cát quá đà. Tới đây các bạn hiểu rôi nhé, do tác động của hút cát liên tục đối lưu cưỡng bức xảy ra nước từ bên ngoài biển đang cao(mực nước biển càng ngày càng cao do băng tan) sẽ tràn vô nhờ lực đẩy ác-si-met để bù đắp cho lượng nước và mực nước đang thiếu hụt. càng gần biển thì nước càng sớm nhiễm mặn.Phân tích tới đây chắc ai cũng hiểu vì sao nước nhiễm mặn rồi nhé, chẳng phải do thiên tai, do trời giáng xuống mà do con người sử dụng và khai thác bừa bãi, đến lúc xảy ra gây thiệt hại thì mới thấy hậu quả nặng nề. Lấy cát nơi khác đi: cát trên đồi, cát dưới biển (biển đang dâng cao, lấy cho nó hạ thập xuống), cát ở sa mạc, cát nhân tạo (nghe nói đang nghiên cứu)…..

    Đêm khuya viết vài dòng phân tích ngắn ngủi, tính không viết mà tại bức xúc quá, bực quá do uống nước nhiễm mặn nó tích muối làm ‘phì’ người ra. viết có những chỗ gây cười cho mọi người đọc đỡ chán. Đọc tới đây ai còn thấy thiếu thiếu gì nữa thì xin tặng tiếp câu chuyện cổ tích có nhắc tới bên trên “sự tích nước biển mặn”

    Kết lại, người nông dân Bến Tre và ĐBSCL đã cực khổ rồi, làm đồng trồng trọt chăn nuôi những giọt mồ hôi, nước mắt của họ đã mặn rồi xin đừng hút cát nữa để mồ hôi, nước mắt của họ càng mặn thêm.

    Nguồn: Khúc Thành Thắng
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/3/20

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này