Mỹ phát triển đạn pháo 155 li tự chọn mục tiêu bằng AI, tầm bắn đến 60 km

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi bk9sw, 17/8/19.

  1. Mỹ phát triển đạn pháo 155 li tự chọn mục tiêu bằng AI, tầm bắn đến 60 km

    Mỹ phát triển đạn pháo 155 li tự chọn mục tiêu bằng AI, tầm bắn đến 60 km

    LIÊN HỆ (212 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: bk9sw
    3. Ngày đăng: 17/8/19 lúc 13:21
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. bk9sw

    bk9sw Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Quân đội Hoa Kỳ đang phát triển một loại đạn pháo tự chọn mục tiêu bằng trí thông minh nhân tạo (AI). Loại đạn pháo này có tên Cannon-Delivered Area Effects Munition (C-DAEM) được thiết kế để thay thế cho loại đạn pháo 2 chức năng cải tiến (DPICM) vốn thường để lại các chùm bomb nhỏ chưa nổ gây nguy hiểm cho dân thường. C-DAEM có thể đánh chính xác các mục tiêu đang di chuyển như xe tăng, phương tiện bọc thép ngay cả khi tín hiệu GPS bị gây nhiễu và vị trí của địch không thể xác định.




    Chuyện là kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, Quân đội Hoa Kỳ đã triển khai sử dụng đạn pháo DPICM - ý tưởng ở đây là ứng dụng bomb chùm vào đạn pháo với mỗi quả đạn chứa hàng tá những quả bomb nhỏ (bomblet) hay lựu đạn nhỏ cỡ bằng trái bóng tennis. DPICM được thiết kế để phát tán bomb chùm trên chùm trên chiến trường trong diện rộng. Chúng có thể hỗ trợ cho lực lượng bộ binh hay phá hủy bánh xích, vũ khí, các loại cảm biến trên xe tăng hay các phương tiện bọc thép.
    [​IMG]
    DPICM tăng đáng kể sức mạnh của lực lượng pháo binh nhưng đổi lại, những quả bomb nhỏ chưa nổ thường nằm rải rác trên chiến trường và khi chiến tranh đi qua, những người dân vô tội có thể trở thành nạn nhân của chúng. Một công ước quốc tế đã được đưa ra nhằm cấm sử dụng các loại bomb chùm và pháo chùm và mặc dù Mỹ không ký kết hiệp ước này nhưng cũng cam kết không sử dụng các loại đạn với tỉ lệ không nổ (dude rate - tỉ lệ mà một đầu đạn hoặc khối nổ được bắn ra hay thả đi nhưng không phát nổ theo thời gian đã tính toán hay theo chỉ thị) không lớn hơn 1%. Tỉ lệ này đối với các loại bomb chùm hay pháo chùm thường từ 5% hoặc hơn.
    Việc bắn trúng một chiếc xe tăng hay phương tiện bọc thép bằng pháo tầm xa không hề đơn giản nhưng DPICM với đặc thù độ phủ lớn lại khiến việc này trở nên dễ dàng hơn. Đến hôm nay thì quân đội Hoa Kỳ muốn thay thế hoàn toàn DPICM bằng một thứ có thể tìm và diệt mục tiêu chính xác hơn. Đó là C-DAEM.





    C-DAEM thực tế được phát triển từ loại đạn pháo dẫn đường GPS Excalibur 155 li được sản xuất bởi hãng Raytheon - nhà thầu quân sự hàng đầu của Mỹ và chuyên về các loại tên lửa, bomb, đạn pháo thông minh. Excalibur với hệ thống dẫn đường GPS có thể tấn công chính xác hàng tá mục tiêu ở cự ly vài dặm. Raytheon nói Excalibur có thể rơi trong vòng bán kính 6,5 ft (khoảng 2 m) so với mục tiêu - đủ gần để có thể phá hủy một phương tiện bọc thép đang di chuyển.
    Tuy nhiên yêu cầu đối với C-DAEM là tấn công được cả những phương tiện đang di chuyển mà pháo bình thường không thể. Do đó, nó sẽ cần đến năng lực tìm và diệt những mục tiêu không rõ vị trí. Theo New Scientist thì "Loại vũ khí này sẽ có tầm bắn tối đa 60 km và ở cự ly này sẽ mất hơn 1 phút để bay tới mục tiêu nhưng phạm vi dò tìm sẽ lên đến 28 km2. Do đó, nó sẽ cần đến một cơ chế để giảm tốc độ bay chẳng hạn như dù hay các cánh nhỏ trong khi đang rà soát và phân biệt các vật thể bên dưới." Cũng theo lý giải của trang này, C-DAEM không giống như các vũ khí dẫn đường bằng laser, khả năng đánh trúng và độ chính xác phụ thuộc vào người điều khiển thì C-DAEM sẽ dùng các thuật toán để phân biệt giữa bạn và thù trong điều kiện chiến trường vốn thường có người dân lẫn lực lượng bộ binh.

    [​IMG]
    Một quan chức của quân đội Hoa Kỳ nói rằng C-DAEM không phải là một loại vũ khí tự động hoàn toàn hay được thiết kế để hoạt động tự động. Nó chỉ đơn thuần là một quả pháo thông minh, có thể truy đuổi mục tiêu tới cùng bất chấp các điều kiện thời tiết hay tín hiệu GPS bị gây nhiễu. Với độ chính xác cao thì vụ nổ gây ra sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại biên. Việc hoạt động tốt trong điều kiện tín hiệu GPS bị từ chối rất quan trọng bởi Quân đội Mỹ vẫn phụ thuộc nhiều vào hệ thống định vị toàn cầu này trong khi Nga thì đang phát triển các giải pháp gây nhiễu và chặn GPS tối tân hơn.




    C-DAEM với vỏ đạn 155 li sẽ có thể được trang bị cho các loại pháo kéo như M777 hay pháo tự hành M109A6 Paladin và XM1299 mới. Lực lượng Hải quân Mỹ cũng sử dụng pháo kéo M777 và điều này có nghĩa Hải quân nước này cũng có thể tiếp nhận C-DAEM một khi nó sẵn sàng. Nguyên mẫu đầu tiên của C-DAEM dự đoán sẽ được ra mắt vào năm 2021.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này