Vụ sập sàn cổ phiếu FTM: 11 công ty chứng khoán bị thiệt hại chỉ ra người đứng sau thao...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 18/9/19.

  1. Vụ sập sàn cổ phiếu FTM: 11 công ty chứng khoán bị thiệt hại chỉ ra người đứng sau thao...

    Vụ sập sàn cổ phiếu FTM: 11 công ty chứng khoán bị thiệt hại chỉ ra...

    LIÊN HỆ (779 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 18/9/19 lúc 15:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    (ĐTCK) Cuộc họp của đại diện 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng bị thiệt hại liên quan đến vụ “sập sàn” cổ phiếu FTM đã chỉ ra người đứng sau các vụ giao dịch nghi thao túng giá cổ phiếu FTM.


    Theo thông tin mà Đầu tư Chứng khoán mới cập nhật thì số lượng công ty chứng khoán bị thiệt hại liên quan tới cổ phiếu FTM lên tới số 11, và bản thân các công ty này đã có sự hợp tác khá sớm để tìm nguyên nhân sự việc.

    Ngày 4/9, đại diện 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng bị thiệt hại liên quan đến việc cổ phiếu FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Đức Quân - Fortex (mã chứng khoán FTM - HOSE) giảm sàn liên tiếp đã nhóm họp.

    Tại cuộc họp này, các công ty chứng khoán và ngân hàng đã đưa ra nhận định, cổ phiếu FTM có nhiều dấu hiệu bị thao túng giá bởi cổ đông lớn Lê Mạnh Thường (nguyên Chủ tịch HĐQT FTM, đã từ nhiệm từ tháng 4/2019) và các cá nhân là các chủ tài khoản tại 13 công ty chứng khoán.

    Các công ty chứng khoán đã trao đổi thông tin và thống kê, hiện có dưới 10 tài khoản mở tại 13 công ty chứng khoán có hiện tượng giao dịch chéo để tạo thanh khoản giả tạo cho cổ phiếu FTM.

    Các công ty đã tìm kiếm các bằng chứng về việc đặt lệnh của các tài khoản và được biết, phần lớn các tài khoản đều thực hiện đăng nhập và đặt lệnh thông qua các địa chỉ IP giống nhau và có địa chỉ đăng ký tại 2 tòa nhà ở Hà Nội là tầng 6, Tòa nhà Lya Building, số 24, ngõ 12, phố Đào Tấn, Ba Đình và tầng 9, tòa nhà Icon 4, số 243 La Thành, Hà Nội.

    Đây là địa chỉ kinh doanh cũ và mới của Công ty SMD Holding, là công ty có nhiều nhân viên môi giới và cộng tác viên là người trực tiếp đi liên hệ mở tài khoản chứng khoán cho nhóm khách hàng trên tại các công ty chứng khoán. Điều này cho thấy vai trò trung gian thao túng giao dịch cổ phiếu FTM của SMD Holding.

    Các công ty chứng khoán cho biết, các cá nhân mở tài khoản và vay margin đều thừa nhận đứng tên hộ cho ông Lê Mạnh Thường, nguyên Chủ tịch HDQT FTM. Đồng thời, các chủ tài khoản hoàn toàn không biết về các giao dịch đã được thực hiện trên tài khoản mang tên họ được mở tại các công ty chứng khoán.

    Được biết, hầu hết các chủ tài khoản nêu trên đều có địa chỉ cư trú tại Thái Bình và có liên quan trực tiếp tới ông Lê Mạnh Thường, cụ thể là người thân, bạn bè, nhân viên, người lao động tại FTM.

    Các bằng chứng trên cho thấy, những hành vi thao túng giá cổ phiếu của ông Lê Mạnh Thường và các chủ tài khoản có liên quan, đồng thời có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các công ty chứng khoán.

    Ngoài các chứng cứ nêu trên, các công ty chứng khoán có đầy đủ chứng cứ liên quan khác là các băng ghi âm các cuộc trao đổi với khách hàng, với Hội đồng quản trị và lãnh đạo của FTM, và ghi âm trực tiếp buổi làm việc với ông Lê Mạnh Thường, các tài liệu liên quan đến các giao dịch của khách hàng tại các công ty chứng khoán.

    Nhóm công ty chứng khoán đã yêu cầu đại diện của FTM là ông Lê Mạnh Thường, ông Nguyễn Hoàng Giang (Chủ tịch HĐQT mới có đơn xin từ nhiệm) sắp xếp làm việc với các công ty chứng khoán và có các phương án trả nợ chậm nhất là trước ngày 6/9/2019.

    Trong trường hợp phương án trả nợ không được thực hiện, các công ty chứng khoán dự kiến sẽ tố cáo hành vi thao túng giá cổ phiếu FTM tới các cơ quan chức năng.

    Phan Hằng
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này