Vụ 2 trẻ mất do điện giật tại Thủ Đức: Công ty Điện lực đẩy trách nhiệm cho đơn vị thi công

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi greenpen, 21/7/19.

  1. Vụ 2 trẻ mất do điện giật tại Thủ Đức: Công ty Điện lực đẩy trách nhiệm cho đơn vị thi công

    Vụ 2 trẻ mất do điện giật tại Thủ Đức: Công ty Điện lực đẩy trách nhiệm...

    LIÊN HỆ (281 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: greenpen
    3. Ngày đăng: 21/7/19 lúc 10:39
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. greenpen

    greenpen Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]
    Ngay sau khi nghe tin báo, Công an quận Thủ Đức đã phối hợp với Công an phường Tam Phú nhanh chóng có mặt ở hiện trường để khám nghiệm. Bước đầu xác định nạn nhân là em Lê Minh C. (10 tuổi) và Trương Đạt Văn B. (10 tuổi). Hai em cùng ngụ tại quận Thủ Đức. Theo ghi nhận từ phía cơ quan công an, đây là công trình đang thi công xây dựng, được kết nối điện sáng để máy móc hoạt động. Đáng nói nhất là tại công trình này, có 1 sợi dây điện cỡ lớn không được rào chắn hoặc cảnh báo.
    Hiện công an đã lấy lời khai nhân chứng để điều tra nguyên nhân vụ 3 em nhỏ bị điện giật này và xem xét xử lý trách nhiệm người có liên quan.

    Nhắc đến vấn đề xem xét xử lý trách nhiệm có liên quan mới có chuyện để nói, ngay sau khi sự cố xảy ra Công ty Điện lực Thủ Đức đã báo cáo với Tổng Công ty Điện lực TP.HCM và đã tiến hành cắt điện để phối hợp cùng Công an Thủ Đức điều tra.

    Công ty Điện lực Thủ Đức cho rằng sự cố này xảy ra không phải lỗi của công ty mà là của đơn vị thi công. Bởi công ty này cho rằng trách nhiệm của đơn vị thi công là phải đảm bảo an toàn về điện khi thực hiện công việc của mình, trách nhiệm của công ty chỉ dừng ở việc cung cấp điện.
    Về mặt pháp lý, theo quy định tại Điều 49 của Luật Điện lực năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2012 thì khi xây dựng, cải tạo và mở rộng công trình công cộng hoặc công trình khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của trang thiết bị điện và an toàn điện, chủ đầu tư phải phối hợp với đơn vị điện lực để giải quyết.

    Chưa hết, hệ thống tải điện được xem là nguồn nguy hiểm cao độ, khi xảy ra thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ này gây ra thì trách nhiệm bồi thường không chỉ của chủ sở hữu mà người được giao chiếm hữu, sử dụng cũng liên đới chịu trách nhiệm, ngay cả khi không có lỗi trừ khi sự cố xảy ra do hành vi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do tình huống bất khả kháng, tình thế cấp thiết…

    Như vậy, chắc chắn công ty Điện lực lẫn đơn vị thi công phải bồi thường thiệt hại cho 2 cháu bé tử vong do điện giật dựa trên thiệt hại thực tế về tính mạng, sức khỏe của 2 cháu bé này.

    Có xảy ra hậu quả chết người thì phải xem xét đến cả trách nhiệm hình sự.

    Nhiều ý kiến cho rằng, trong vụ việc này phải xem xét trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là công ty Điện lực hay đơn vị thi công, song căn cứ theo quy định tại Điều 314 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực không thuộc trường hợp xử lý trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, mà thuộc trách nhiệm của cá nhân gây ra. Do vậy, trong vụ việc này, cơ quan công an cần điều tra, làm rõ ai là người trực tiếp có liên quan đến việc vận hành công trình, không đảm bảo an toàn để xảy ra sự cố này. Theo quy định, trong trường hợp làm chết 02 người thì mức án phải chịu thuộc Khoản 2 Điều này, đó là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phải ngồi tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề trong vòng từ 01 năm đến 05 năm.

    Thông qua vụ việc này, đây là bài học cảnh tỉnh cho các bậc làm cha, làm mẹ cần có sự giám sát chặt chẽ khi con trẻ ra ngoài chơi. Các đơn vị thi công, giám sát công trình, thanh tra và cả công ty Điện lực cần phối hợp chặt chẽ trong việc vận hành, đảm bảo an toàn điện, tránh để xảy ra sự cố thương tâm như vừa qua.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này