Sony liệu có đang tự giẫm chân mình khi hợp tác với Microsoft để phát triển cloud gaming?

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi P.W, 24/5/19.

  1. Sony liệu có đang tự giẫm chân mình khi hợp tác với Microsoft để phát triển cloud gaming?

    Sony liệu có đang tự giẫm chân mình khi hợp tác với Microsoft để phát...

    LIÊN HỆ (255 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: P.W
    3. Ngày đăng: 24/5/19 lúc 22:24
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. P.W

    P.W Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Khi Sony công bố thỏa thuận hợp tác với Microsoft, sử dụng nền tảng Azure của ông lớn xứ Redmond để phát triển dịch vụ chơi gameđám mây, cả ngành công nghiệp game bất ngờ. Nhưng trong số đó, bất ngờ nhất có lẽ lại chính là những nhân sự đang làm việc cho bộ phận PlayStation của Sony. Họ bỏ ra gần 2 thập kỷ qua để cạnh tranh lại với Microsoft để giành giật miếng bánh mang tên thị trừng game console trị giá 38 tỷ USD.
    [​IMG]

    Tuần vừa rồi, CEO Sony, Kenichiro Yoshida và CEO Microsoft Satya Nadella đã có một cái bắt tay lịch sử. Cái bắt tay này là hệ quả của 7 năm ròng rã Sony tự phát triển dịch vụ chơi game đám mây sau khi mua lại Gaikai vào năm 2012 và giới thiệu dịch vụ PlayStation Now, nhưng không đạt được thành công như họ mong đợi. Phía Sony bắt đầu thương thảo với Microsoft từ năm ngoái, hầu hết là do các giám đốc cấp cao của Sony làm việc. Rất ít nhân sự PlayStation được biết về kế hoạch này. Chính vì lý do đó, nhân sự Sony Interactive Entertainment cảm thấy bất ngờ và hoang mang cũng là lẽ dĩ nhiên. Các giám đốc đã phải lên tiếng trấn an họ rằng những kế hoạch phát triển máy chơi game next gen hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

    [​IMG]

    Thời điểm Sony biết mình phải hợp tác với Microsoft chính là lúc họ đau đớn nhận ra rằng, những nhà cung cấp dịch vụ cloud computing trên thế giới đang ngày càng mạnh. Nếu bạn không bỏ hàng tỷ Đô một năm để vận hành hệ thống data center, máy chủ và phần cứng mạng, bạn sẽ không thể bắt kịp cuộc chơi.

    Vậy điều này liên quan gì đến game? Với tốc độ internet ngày càng nhanh, đồng nghĩa với việc các dịch vụ chơi game thông qua cloud server ngày càng chín muồi, cho phép anh em gamer thưởng thức những trò chơi hay mà không cần phải sở hữu phần cứng mạnh, tất cả đã có cloud server lo. Đó là thứ gây lo ngại cho Sony, với mảng PlayStation đem về cho họ 1/3 tổng lợi nhuận cả tập đoàn. Microsoft cũng ở tình trạng tương tự. Họ có dịch vụ đám mây lớn thứ nhì thế giới, và là một gã khổng lồ trong ngành phần mềm, nhưng mảng game lại đang trầy trật. Đến với nhau nghe có vẻ là một giải pháp hợp lý. Ngay cả Google và Amazon cũng đều đang xây dựng dịch vụ cloud gaming của riêng họ, đe dọa cả Sony lẫn Microsoft.

    [​IMG]

    Nhận ra PlayStation Now tự phát triển sẽ không thể cạnh tranh nổi với Google Stadia, CEO Sony Kenichiro Yoshida nhận ra luôn một điều nữa, rằng công ty của ông sẽ phải hợp tác chứ không phải đối đầu với “kẻ thù” như nhiều năm nay nữa. Nhà phân tích Amir Anvarzadeh của Asymetric Advisors cho rằng: “Sony bị đe dọa bởi gã khổng lồ Google, và chấp nhận dẹp hết cơ sở hạ tầng họ đã tạo ra để làm việc với Microsoft. Nếu không cảm thấy bị đe dọa, thì làm gì có chuyện Sony chịu làm việc chung với đối thủ truyền kiếp như vậy?”

    Ngay sau khi tuyên bố hợp tác với Microsoft, cổ phiếu Sony tăng 9,9% vào thứ 6 tuần trước, tăng mạnh nhất trong vòng 1 năm rưỡi qua. Rõ ràng hướng đi này khiến các cổ đông của Sony cảm thấy thỏa mãn phần nào, khi Yoshida cùng các đồng sự đã biết định hướng mảng game theo những gì đang được phát triển.

    [​IMG]

    Trước đó, Sony là ông lớn đầu tiên nhảy vào cuộc chơi cloud gaming khi mua lại Gaikai vào năm 2012 với giá 380 triệu USD. Ba năm sau, họ tung ra dịch vụ PlayStation Now, cho phép người chơi stream những game hay về chiếc TV của họ thay vì phải mua máy chơi game và đĩa game như bình thường. Hiện tại dịch vụ này có 700 nghìn người đăng ký, nhưng chất lượng khá phập phù, nhất là nói về tốc độ đường truyền.

    Con gà đẻ trứng vàng cho Sony hiện tại là PlayStation Network, hệ thống cơ sở hạ tầng mạng để anh em chơi game online trên PS4, cũng như là chợ phân phối game ảo giống như Xbox Live Market hay Steam. Hiện tại dịch vụ PlayStation Network đang được triển khai trên nền tảng Amazon Web Services. Năm ngoái Sony và Amazon đã hội đàm để hợp tác sâu hơn về việc khai thác thị trường game, nhưng không đạt được đồng thuận về mặt kinh doanh. Điều đó dẫn Sony đến với Microsoft. Hiện tại Amazon cũng đang phát triển dịch vụ chơi game đám mây riêng của họ và sẽ triển khai vào cuối năm 2019 này.

    [​IMG]

    Câu hỏi bây giờ là, Sony hợp tác với Microsoft, ai sẽ là người có lợi hơn? Hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng, chí ít thì trong tầm ngắn và trung hạn, Sony sẽ có lợi. Cloud gaming vẫn chưa đạt độ chín cần thiết. Khi Google giới thiệu Stadia vào tháng 03 vừa rồi, vài người thử nghiệm cho biết kết quả stream game về thiết bị của họ không được như kỳ vọng, khiến việc điều khiển nhân vật bị giật lag và hình ảnh không có chất lượng cao như mong muốn. Theo IHS Markit, cloud gaming sẽ chỉ chiếm 2% toàn bộ thị trường game vào năm 2023.

    Nhưng điều đó không khiến cho Sony và Microsoft chủ quan, mà họ đều đang phải tập trung phát triển thế hệ console kế tiếp, cũng như nghiên cứu nền tảng cloud gaming. Nhưng trong khi đó, một vài nhà phân tích khác thì cho rằng, Microsoft với những kiến thức mà họ có được về mảng game khi làm việc với Sony sẽ có lợi thế không kém, cùng với việc để Sony sử dụng dịch vụ của họ thay vì tìm đến đối thủ là Amazon Web Services. Ông vua mảng console Sony chọn Azure, nghĩa là Azure sẽ có khả năng trở thành tiêu chuẩn cho cloud gaming.

    [​IMG]

    Ở mục tiêu dài hạn, Sony nếu không tự phát triển hệ thống cloud server và data center riêng, họ sẽ bị thiệt. Họ vừa phải hợp tác với Microsoft ở mảng game, lại vừa phải cạnh tranh với họ miếng bánh thị phần. Cả công nghệ lẫn chi phí, Sony cũng sẽ không thể cạnh tranh được với Microsoft. Nhưng nói gì thì nói, khi hai ông lớn đứng vị trí thứ nhất và thứ nhì làm việc cùng nhau, các đối thủ khác chắc chắn sẽ phải e dè.

    Nó giống hệt như việc Netflix đối đầu với Amazon Prime Video nhưng vẫn sử dụng AWS để làm nền tảng stream phim ảnh, hay Apple dù vẫn cạnh tranh với Samsung ở thị trường smartphone nhưng vẫn nhập panel màn hình của họ vậy. “Nội dung độc quyền vẫn sẽ là lợi thế cạnh tranh”, hệt như việc iPhone khác Galaxy S10 ra sao, hay phim trên Netflix đa dạng hơn Prime Video vậy. Điều đó cũng đúng với Sony, với dàn game độc quyền và các studio con cưng cực kỳ hùng hậu.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này