Hướng dẫn cách sử dụng OBS Studio để livestream facebook từ A-Z

Thảo luận trong 'Kĩ Năng - Sống' bắt đầu bởi Khúc Thành Thắng, 18/7/20.

  1. Hướng dẫn cách sử dụng OBS Studio để livestream facebook từ A-Z

    Hướng dẫn cách sử dụng OBS Studio để livestream facebook từ A-Z

    LIÊN HỆ (968 Đọc / 0 Thích / 1 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Khúc Thành Thắng
    3. Ngày đăng: 18/7/20 lúc 08:14
    4. Số điện thoại: 0906888494
  2. Khúc Thành Thắng

    Khúc Thành Thắng Quảng Bá Kinh Doanh Thành viên BQT Thành viên Ban Quản Trị

    Tham gia:
    17/2/19
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam OBS Studio là phần mềm livestream trực tiếp facebook được rất nhiều streamer sử dụng cho nhiều mục đích như: tạo các video live về bán hàng online, game, đào tạo online...... phần mềm tỏ ra khá là mượt và hiệu quả được nhiều streamer đánh giá cao và ưa chuộng. Ngay cả bản thân tôi cũng thích sử dụng phần mềm này hơn, và đặc biệt nhất là nó được miễn phí nhé cả nhà.

    Sau đây Mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt, khắc phục lỗi sau khi cài đặt phần mềm OBS Studio và cách sử dụng phần mềm này để livestream . Mọi lỗi phát sinh sau khi cài đặt bạn có thể comment bên dưới mình sẽ hướng dẫn các bạn khắc phục
    1. Hướng dẫn livestream trực tiếp Facebook bằng OBS Studio

    Bước 1:


    Đầu tiên bạn nhấn vào link dưới đây để tải phần mềm OBS Studio. Sau đó tiến hành cài đặt như thông thường.

    [​IMG]

    Bước 2:

    Trong giao diện phần mềm tại mục Sources click chuột vào biểu tượng dấu cộng để lựa chọn chế độ quay video màn hình. Trong danh sách này có rất nhiều lựa chọn để quay trực tiếp màn hình. Sẽ có một số lựa chọn thường xuyên dùng như:

    • Display Capture để live stream toàn màn hình máy tính.
    • Image Slide Show để live stream slide show lên Facebook.
    • Game Capture để live stream màn hình game.
    • Video Capture Device để live stream kèm webcam.
    • Windows Capture sẽ lựa chọn cửa sổ ứng dụng đang mở để live stream.
    Nếu bạn muốn live stream toàn màn hình máy tính lên Facebook thì chọn Display Capture.

    [​IMG]

    Bước 3:

    Hiển thị giao diện đặt tên cho thao tác live stream màn hình. Bạn đặt tên rồi nhấn OK bên dưới.

    [​IMG]

    Bước 4:

    Hiển thị màn hình live stream trên OBS Studio, nhấn OK.

    [​IMG]

    Bước 5:

    Truy cập vào tài khoản Facebook cá nhân rồi nhấn vào phần Video trực tiếp bên trên giao diện.

    [​IMG]

    Bước 6:

    Hiển thị màn hình Kết nối phiên phát trực tiếp, nhấn vào nút Kết nối. Lưu ý trong quá trình phát live stream trên Facebook không được tắt giao diện này.

    [​IMG]

    Lúc này sẽ hiển thị URL máy chủKhóa luồng. Hãy nhấn nút Sao chép để copy 2 nội dung này. Lưu ý với bạn đọc, nếu không nhìn thấy dòng Khóa luồng hãy thu nhỏ màn hình máy tính lại.

    [​IMG]

    Bước 7:

    Quay trở lại giao diện phần mềm OBS Studio, nhấn vào nút Settings.

    [​IMG]

    Bước 8:

    Chuyển sang giao diện mới nhấn vào phần Stream rồi nhìn sang bên phải mục Stream Type chọn Custom Streaming Server.

    [​IMG]

    Lúc này sẽ hiển thị 2 dòng URL và Stream key. Bạn hãy chép 2 dòng URL máy chủ và Khóa luồng trên giao diện Facebook rồi nhập vào nội dung này như hình dưới. Nhấn Apply và OK để lưu lại.

    [​IMG]

    Bước 9:

    Nhấn vào Start Streaming trong giao diện phần mềm để tiến hành phát live stream trên Facebook.

    [​IMG]

    Bước 10:

    Lúc này trên Facebook sẽ hiện thị màn hình chờ nạp luồng video.

    [​IMG]

    Ngay sau đó sẽ hiển thị màn hình live stream trên Facebook để người dùng xem trước.

    [​IMG]

    Bước 11:

    Nhìn sang bên cạnh bạn có thể nhập tiêu đề cho video đang phát, thêm nội dung,… rồi nhấn nút Phát trực tiếp.

    [​IMG]

    Ngoài ra trong phần này có thể nhấn nút Lên lịch để đặt lịch phát live stream. Trong giao diện lên lịch chúng ta có thể lựa chọn thời gian phát, hình ảnh chờ trước khi phát live tream. Cuối cùng nhấn Lên lịch.

    [​IMG]

    Kết quả video sẽ được phát trực tiếp trên Facebook như dưới đây.

    [​IMG]

    Bước 12:

    Để dừng phát video trực tiếp trên Facebok, nhấn vào nút Kết thúc video trực tiếp trong giao diện Kết nối phiên phát trực tiếp của Facebook. Hoặc nhấn nút Stop Streaming trên phần mềm OBS Studio.

    [​IMG]
    2. Cách live stream trên Facebook kèm webcam
    Với những game thủ thường live stream game trên Facebook sẽ có nhu cầu kèm hình webcam vào video.

    Bước 1:

    Tại phần Sources nhấn Display Capture để live stream màn hình máy tính. Tiếp tục để live stream kèm màn hình webcam thì chọn Video Capture Device.

    [​IMG]

    Cũng đặt tên cho thao tác phát live stream này và nhấn OK.

    [​IMG]

    Bước 2:

    Ngay lập tức sẽ hiển thị màn hình xem trước hình ảnh thu từ webcam. Chúng ta sẽ có những thiết lập bên dưới để điều chỉnh ảnh webcam. Nếu không tùy chỉnh gì nhấn OK để lưu lại.

    [​IMG]

    Bước 3:

    Sau đó là hình webcam hiển thị trực tiếp trên màn hình live stream. Người dùng có thể phóng to hoặc thu nhỏ kích thước khung webcam bằng cách co kéo khung màu đỏ, thay đổi vị trí của webcam trên màn hình. Việc chỉnh này tùy thuộc vào từng người và nội dung live tream lên Facebook nhé.

    [​IMG]

    Bước 4:

    Bạn cũng vào phần Video trực tiếp trên Facebook để có URL máy chủ và Khóa luồng như bên trên. Sau đó dán vào phần URL và Stream Key trên phần mềm OBS Studio.

    Kết quả màn hình xem trước phát live stream sẽ như hình dưới đây. Vị trí màn hình webcam sẽ hiển thị trên màn hình live stream.

    [​IMG]

    Cuối cùng chúng ta phát live stream như thông thường.

    [​IMG]
    Thông qua phần mềm OBS Studio, chúng ta có thể dễ dàng phát video trực tiếp từ màn hình máy tính lên Facebook. URL máy chủ và Khóa luồng đã có sẵn trong phần phát video trực tiếp trên Facebook, nên bạn không cần truy cập nguồn bên ngoài. Nếu nhập URL và Stream key trên OBS Studio báo lỗi, hãy load lại trang cung cấp Khóa luồng trên Facebook rồi nhập lại nội dung.
    Chúc các bạn thành công!!
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  3. Khúc Thành Thắng

    Khúc Thành Thắng Quảng Bá Kinh Doanh Thành viên BQT Thành viên Ban Quản Trị

    Tham gia:
    17/2/19
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Open Broadcaster Software ( OBS Studio) là một phần mềm mã nguồn mở cho phép bạn truyền trực tiếp hình ảnh và âm thanh qua Internet. Bên cạnh đó, bạn còn có thể quay hình và ghi âm lại những tệp media trên Internet và lưu về máy tính của mình.

    Hiện tại Open Broadcaster Software đã được viết lại hoàn toàn mới với tên gọi là OBS Studio, có sẵn các tính năng của bản Open Broadcaster Software gốc và hỗ trợ nhiều tính năng tiên tiến hơn như nhiều đầu ra, xem trước khi stream, hỗ trợ nhiều nền tảng.

    Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thiết lập các tùy chọn âm thanh, hình ảnh, video... trong phần mềm Open Broadcaster Software. Cách thực hiện cũng được áp dụng tương tự trong OBS Studio mới.

    Thiết lập chung cho Open Broadcaster Software
    Sau khi tải OBS miễn phí về máy tính, truy cập Settings > Settings như ở ảnh dưới.

    [​IMG]

    Thiết lập chung
    Lựa chọn ngôn ngữ và tên profile.

    [​IMG]

    Mã hóa (Encoding)
    Mã hóa video:
    • Đánh dấu Use CBR.
    • Đánh dấu Enable CBR padding.
    • Bitrate tối đa là 3300 hoặc 80% của dung lượng tải lên. Bitrate đề xuất cho từng độ phân giải khác nhau sẽ được liệt kê cụ thể ở bên dưới.
    • Buffer Size được đề xuất là tương đương với bitrate tối đa. Nếu đặt ở mức thấp hơn thì bộ mã hóa sẽ tiệm cận với bitrate mục tiêu. Nhìn chung, không nên thay đổi tỉ lệ này trừ khi bạn lựa chọn có chủ đích.
      • Bitrate đề xuất cho độ phân giải 1080p: 3000-3500.
      • Bitrate đề xuất cho độ phân giải 720p: 1800-2500.
      • Bitrate đề xuất cho độ phân giải 480p: 900-1200.
      • Bitrate đề xuất cho độ phân giải 360p: 600-800.
      • Bitrate đề xuất cho độ phân giải 240p: tối đa là 500.
    [​IMG]

    Mã hóa âm thanh:
    Đề xuất AAC với bitrate 64-128, sự chênh lệch này phù hợp nhu cầu cụ thể của người dùng và băng thông hiện có.

    Tab Encoding sẽ hiển thị như ảnh dưới.

    Thiết lập broadcast
    • Chế độ: Live stream.
    • Dịch vụ streaming: Twitch/Justin.tv.
    • Máy chủ: chọn máy chủ gần bạn nhất về khoảng cách địa lý. Nếu bạn gặp lỗi về khung hình và đảm bảo CPU đủ mạnh thì hãy thay đổi máy chủ khác.
    • Play Path/Stream Key: truy cập bảng điều khiển và chọn thẻ Stream Key. Tại đây, bạn có thể xem key của mình nhưng phải cẩn thận khi công khai mã này.
    [​IMG]

    • Autoreconnect: nên tích vào ô này.
    • Auto-Reconnect Timeout: 10 giây.
    • Delay: 0. Bạn có thể chỉnh số liệu này để tránh lỗi "ghosting". Tuy nhiên không khuyến khích đổi.
    • Minimize Network Impact: không chọn. Nếu bạn có kiến thức về IT hoặc gặp lỗi thiết lập mạng thì mới dùng tùy chọn này.
    • Dashboard Link: http://www.twitch.tv/dashboard hoặc để trống.
    • Save to file: nên lưu video thu được trên máy tính để khi dịch vụ OBS thay đổi video lưu trữ, bạn vẫn có thể truy cập video dễ dàng để stream.
    • Keep recording if live stream stops: nên bật tùy chọn này để trong trường hợp mất mạng, bạn vẫn có thể quay video nội bộ và chia sẻ sau.
    • File Path: chọn đường dẫn file để lưu file nội bộ. Bạn có thể bỏ qua tùy chọn này nếu không cần lưu file.
    • Start Stream Hotkey: chọn phím tùy ý để bắt đầu phát video.
    • Stop Stream Hotkey: chọn phím tùy ý để ngừng phát video.
    Hình ảnh bên dưới sẽ minh họa cho các thiết lập broadcast vừa thực hiện ở trên.

    [​IMG]

    Thiết lập video
    • Video Adapter nên được chọn mặc định. Nếu bạn có 1 bộ trở lên, hãy chọn bộ tiếp hợp đang chơi game.
    • Độ phân giải cơ sở chính là độ phân giải của màn hình. Bạn có thể chọn 1 màn hình khác làm mặc định.
    • Resolution Downscale là độ phân giải gửi tới máy chủ OBS. Độ phân giải thấp sẽ tốn ít băng thông và thời gian xử lý. Bạn có thể quay lại phần Encoding phía trên để chọn lại birate trong trường hợp màn hình độ phân giải thấp.
    • Chọn bộ lọc Bilinear trừ khi bạn gặp lỗi mờ màn hình. Open Broadcaster Software cũng hỗ trợ cả bộ lọc BicubicLanczos, tuy nhiên khâu xử lý sẽ phức tạp hơn.
    • FPS phù hợp là 30. Lưu ý rằng video 720p với tốc độ khung hình 60fps đối với 1 số game sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt hơn hẳn so với 1080p tốc độ 30fps.
    • Nên tắt Aero khi đang dùng chế độ chụp ảnh màn hình. Ngược lại, không tắt Aero khi dùng chế độ cửa sổ theo lớp, chụp màn hình cửa sổ hay quay game. Windows 8 không thể vô hiệu hóa được Aero.
    [​IMG]

    Thiết lập âm thanh
    • Desktop Audio Device: nên chọn chế độ Default cho thiết bị phát. Để thay đổi, chuột phải vào thanh trượt âm lượng, sau đó chọn thiết bị phát. Tiếp đến, chuột phải vào thiết bị phát rồi chọn Set as Default Device. Xem minh họa ở ảnh dưới.
    [​IMG][​IMG]

    • Microphone/Auxiliary device: thiết lập cho tai nghe hay microphone nếu bạn có.
    • Use Push to talk: thiết lập nếu bạn muốn Push to Talk là 1 phím tùy chỉnh.
    • Push to talk delay: thời gian sau khi nhấn thả phím và OBS bắt đầu thu âm mic.
    • Mute/Unmute mic hotkey: sử dụng phím nóng tùy ý để bật tắt thiết lập câm cho tai nghe hoặc mic.
    • Mute/Unmute Desktop Hotkey: dùng phím nóng tùy ý để bật tắt thiết lập câm cho Desktop Audio Device.
    • Force Microphone/Auxiliary to Mono: nếu muốn sử dụng 1 kênh duy nhất. Tuy nhiên, không nên sử dụng tùy chọn này.
    • Desktop Boost (multiple): sử dụng OBS để bật hệ thống âm thanh trên máy tính. Giá trị 1 tương đương 100%.
    • Mic/Aux Boost (multiple): sử dụng OBS để bật mic. Giá trị 1 tương đương 100%.
    • Mic Time Offset (ms): mặc định là 0. Dùng tùy chọn này khi gặp lỗi đồng bộ.
    [​IMG]

    Thiết lập nâng cao cho Open Broadcaster Software
    • Use multithreaded Optimizations: chọn.
    • Process Priority Class: Normal. Nếu chọn mức cao hơn, OBS sẽ chiếm dụng nhiều CPU hơn các chương trình khác, dễ dẫn đến hiện tượng lag máy.
    • Scene Buffering Time (ms): 400.
    • Disable encoding while previewing: không chọn trừ khi bạn gặp lỗi lag khi xem trước video stream.
    • Allow other modifiers on hotkeys: Checked Video.
    • x264 CPU Preset: thiết lập cấp độ mã hóa. Nên chọn Very Fast trừ khi băng thông yếu hoặc máy tính quá cũ.
    • x264 Encoding profile: thiết lập này làm thay đổi profile được lưu. 1 số thiết bị như máy tính bảng hay điện thoại có thể gặp lỗi khi giải mã stream với profile High, vì thế nên lựa chọn thật linh hoạt.
    • Use CFR: chọn.
    • Custom x264 Encoder Settings: mặc định (để trống).
    • Keyframe Interval: chọn giá trị bằng 2.
    • Allow 61-120 FPS entry in video settings: không chọn. Nhìn chung, khi stream game không nên chọn tốc độ khung hình vượt quá 60fps.
    • Use Quicksync: nếu đang dùng bộ vi xử lý Intel (Sandy Bridge/Ivy Bridge), bạn có thể dùng phương pháp thay thế này để mã hóa và không ảnh hưởng nhiều đến CPU ( phương pháp này sử dụng bộ mã hóa video phần cứng trên GPU tích hợp). Sẽ có sự thay đổi về chất lượng video khi thay đổi mã hóa.
    • Use Nvidia NVENC: tương tự quicksync, đây là phương pháp mã hóa thay thế và có ảnh hưởng đến chất lượng video phát, thường là thấp hơn ở cùng tỉ lệ bitrate.
    • Sub-options of Use Quick Sync and Use custom x264 settings for QSV: để trống.
    [​IMG]

    Trên đây là những thiết lập cơ bản cho phần mềm Open Broadcaster Software - OBS để stream game, video, màn hình... qua mạng Internet. Sau khi đã trải qua các bước thiết lập broadcast, âm thanh, vdieo, bộ mã hóa... bạn đã sẵn sàng cho việc phát video trực tiếp từ máy tính của mình với chất lượng âm thanh, hình ảnh và đường truyền tối ưu. Chúc các bạn thực hiện thành công!
     

Chia sẻ trang này