Hồi sinh những dòng sông chết (Bài 3): Chương trình cải tạo kênh rạch có nguy cơ vỡ trận

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 14/10/19.

  1. Hồi sinh những dòng sông chết (Bài 3): Chương trình cải tạo kênh rạch có nguy cơ vỡ trận

    Hồi sinh những dòng sông chết (Bài 3): Chương trình cải tạo kênh rạch...

    LIÊN HỆ (204 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 14/10/19 lúc 13:42
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam LTS: Ô nhiễm môi trường, tốc độ đô thị hóa nhanh đã gây sức ép lớn lên hệ thống các dòng sông trên địa bàn TP.HCM. Nhiều dòng chảy xanh trong ngày xưa đã trở thành dòng sông “chết” với mùi hôi thối và màu nước đen xì. Trong khi đó, chương trình di dời hơn 20.000 căn nhà trên và ven kênh, rạch, một trong 7 chương trình đột phá mà Đại hội Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2016 - 2020 của TP.HCM đưa ra đang gặp khó khăn, khó về đích đúng hạn. Hồi sinh những con sông, biến những dòng sông “chết” thành “sông xanh” là bài toán khó với TP.HCM, nhưng không thể không làm.

    Bài 3 - Chương trình cải tạo kênh rạch có nguy cơ vỡ trận

    Chủ trương di dời hơn 20.000 hộ dân trên 57 tuyến kênh, rạch đã được UBND TP.HCM đặt ra từ năm 2016. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn về nguồn vốn, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa hấp dẫn và vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng khiến cho tiến độ thực hiện 61 dự án vẫn chưa có chuyển biến, nếu không muốn nói là “vỡ kế hoạch”.

    Cấp bách... nhưng vẫn tắc

    Trong chương trình cải tạo cảnh quan kênh rạch, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn tất việc di dời toàn bộ hơn 20.000 căn nhà trên/ven kênh, rạch nằm rải rác trên 57 tuyến kênh, rạch ở các quận, huyện. Tuy nhiên, kết quả đến nay mới đạt tỷ lệ rất khiêm tốn - 9,3% kế hoạch.

    Trong đó, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh) và dự án cải tạo Nam Kênh đôi (quận 8) đang được xem là điểm nóng và là nỗi bức xúc của hàng ngàn người dân vì chủ trương được đưa ra nhiều năm nhưng dự án vẫn nằm trên giấy.

    Trong buổi làm việc mới đây với Đoàn giám sát HĐND Thành phố về tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án chống ngập trên địa bàn quận Bình Thạnh, đại diện UBND quận Bình Thạnh cho biết, hai dự án quy mô lớn là cải tạo rạch Xuyên Tâm và rạch Văn Thánh có kinh phí đầu tư cả chục nghìn tỷ đồng.

    Trong đó, chủ trương cải tạo rạch Xuyên Tâm đã được UBND Thành phố phê duyệt từ năm 2002 với tổng kinh phí cải tạo cảnh quan dự kiến chỉ khoảng 123 tỷ đồng, nhưng vì chi phí bồi thường quá lớn nên ngân sách thành phố không đủ thực hiện.

    Đến năm 2010, TP.HCM kêu gọi đầu tư để chống ngập kết hợp chỉnh trang đô thị. Sau đó, Công ty cổ phần Hà Nội Ngàn Năm xin được nghiên cứu dự án. Đến tháng 3/2016, UBND Thành phố phê duyệt đề xuất dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất ven rạch Xuyên Tâm, thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT).

    Theo đó, Công ty Hà Nội Ngàn Năm đề xuất tổng mức đầu tư dự kiến hơn 5.100 tỷ đồng, trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng gần 1.100 tỷ đồng. Nếu được UBND TP.HCM chấp thuận, doanh nghiệp này có trách nhiệm bồi thường, tái định cư cho người dân và xây lắp. Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án này vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu.

    Ông Hồ Phương, Phó chủ tịch UBND quận Bình Thạnh cho biết, khó khăn lớn nhất của các dự án này là nguồn vốn đầu tư quá lớn, trong khi chủ trương kêu gọi đầu tư vào dự án bằng hình thức BT đang tạm dừng theo yêu cầu của Thành phố.

    [​IMG]
    Những căn nhà lụp xụp như vết thương đã hoại tử cần sớm được chữa trị


    “Cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư các dự án chỉnh trang đô thị, nhất là nhà trên kênh, rạch còn chung chung, dẫn đến khó thu hút nhà đầu tư tham gia. Như vậy, những dự án có vốn đầu tư lớn, giải quyết ngập cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn quận chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được”, ông Phương trăn trở.


    Cũng trong tình cảnh tương tự là dự án di dời và tái định cư các hộ dân sống trên và ven bờ Nam kênh Đôi (quận 8). Dự án này có 5.055 căn nhà bị ảnh hưởng, với tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 12.843 tỷ đồng.

    Dù UBND quận 8 đã thực hiện công tác kêu gọi đầu tư, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nào được phê duyệt chủ đầu tư. Do Thành phố chưa xác định chủ đầu tư, cho nên dự án kéo dài, khiến những hộ dân sống trên và ven bờ Nam kênh Đôi đang phải sống trong muôn vàn khó khăn, đồng thời tình trạng ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị ngày càng trầm trọng.

    Và tiếp tục tắc

    Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, bên cạnh khó khăn về vốn, một trong những nguyên nhân khiến việc chậm giải toả, di dời nhà ven kênh, rạch là do còn nhiều vướng mắc về phương án giải tỏa, di dời và tái định cư.

    Trong đó, có 53 dự án di dời nhà trên và ven kênh, rạch thực hiện bằng vốn đầu tư công, có 33/53 dự án đã xác định được ranh, 20 dự án còn lại vẫn chưa được cắm mốc dẫn đến không xác định được phạm vi ảnh hưởng, ranh giải tỏa. Nguyên nhân một phần do UBND các quận, huyện chưa chủ động trong xác định ranh mốc.

    Chưa kể, thời gian qua, TP.HCM cũng đã kêu gọi nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án chỉnh trang đô thị. Song, việc làm thế nào để thu hút được các doanh nghiệp tham gia đẩy nhanh tiến trình đầu tư mới là vấn đề quan trọng. Nhiều nhà đầu tư như Capitaland, Dragon Capital... đang muốn tham gia phát triển dự án, nhưng các chính sách di dời và tái định cư còn nhiều vướng mắc khiến không ít doanh nghiệp “thở dài ngao ngán”.

    Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc lớn tại TP.HCM cho biết, trước đây, doanh nghiệp này cũng muốn tham gia đầu tư vào chương trình di dời nhà trên và ven kênh rạch của Thành phố với kỳ vọng vào chính sách giao quỹ đất ven sông cho doanh nghiệp. Phương thức thực hiện là doanh nghiệp làm nhà ở tái định cư để người dân về sinh sống và nhận lại đất dọc kênh để phát triển các dự án bất động sản.

    [​IMG]
    Chương trình di dời nhà trên và ven kênh rạch có nguy cơ vỡ trận


    “Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi không muốn tham gia nữa vì chính sách này khó có thể thực hiện được, đặc biệt là những doanh nghiệp không có quỹ đất lớn để làm nhà ở tái định cư. Chưa kể, nhiều người dân vin vào dự án để đòi tiền bồi thường quá cao, nhưng lại không muốn sống ở các khu tái định cư”, vị giám đốc này nói và phân tích thêm, quỹ đất kênh, rạch có thể làm dự án nhà ở không nhiều, trong khi doanh nghiệp vào thực hiện sẽ phải tốn chi phí lớn cho việc chỉnh trang, nạo vét kênh, rạch.


    Trước đó, một tập đoàn đầu tư Nhật Bản kết hợp cùng gần 10 công ty hạ tầng khác cũng đã làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM để tìm hiểu các chính sách đầu tư chương trình chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên, sau một thời gian tìm hiểu, những doanh nghiệp này đều không có hồi âm.

    Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng, chương trình di dời nhà trên và ven kênh, rạch là một bài toán hoàn toàn không dễ tìm lời giải. Các doanh nghiệp khi thực hiện chương trình này bắt buộc phải có một tiềm lực tài chính rất lớn để tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng và xây dựng dự án.

    “Thực ra, trăn trở của doanh nghiệp cũng chính là trăn trở của Thành phố, quỹ nhà đâu để hỗ trợ tái định cư cho người dân, chưa kể Thành phố sẽ lấy gì để hoán đổi lại cho các doanh nghiệp tham gia dự án, trong khi quỹ đất ngày càng khan hiếm. Đây là bài toán hết sức nan giải, lòng vòng, chưa có được lời giải tốt để đẩy nhanh tiến độ chương trình”, ông Phúc nói.

    Quả thật, hiện quỹ đất của TP.HCM đã ngày càng thu hẹp hoặc không có giá trị tương đương để thanh toán cho nhà đầu tư. Trong khi các dự án chỉnh trang đô thị chưa nằm trong danh mục ưu tiên, khi Thành phố còn những đầu việc lớn phải lo như chống ngập, giải quyết kẹt xe hay cải tạo chung cư cũ...

    Tuy nhiên, việc di dời hơn 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch chắc chắn phải làm, vấn đề chỉ nằm ở thời gian và xây dựng khung chính sách phù hợp. Thành phố đang chờ những nhà đầu tư thông thái “hiến kế” và có những hành động cụ thể nhằm đẩy nhanh chương trình này.

    Bài 4: Hiến kế hồi sinh những dòng sông chết


    Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com


    Trọng Tín
    Báo Đầu tư Bất động sản

    Tin liên quan
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này