Đường lậu ồ ạt chảy vào Việt Nam, vì sao không thể xử lý?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 7/8/19.

  1. Đường lậu ồ ạt chảy vào Việt Nam, vì sao không thể xử lý?

    Đường lậu ồ ạt chảy vào Việt Nam, vì sao không thể xử lý?

    LIÊN HỆ (267 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 7/8/19 lúc 12:36
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Tư, ngày 07/08/2019 11:30 AM (GMT+7)


    Tạm nhập nhưng không tái xuất; in bao bì đem qua biên giới, lợi dụng đêm tối "sang bao" rồi nhập lậu về Việt Nam... đó là những “chiêu” cơ bản để đường lậu ổ ạt vào Việt Nam, đè bẹp đường trong nước. Hiện các cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng trên.


    “Biết rõ là đường lậu nhưng không thể xử lý”

    Hiện nay, tình trạng buôn lậu đường cát chủ yếu diễn ra tại các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Ðồng Tháp, Long An, Quảng Trị, Hà Tĩnh… Ngoài ra, đường nhập lậu cũng lưu thông qua đường biển ở các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Thái Bình...

    Đường lậu thường được tập kết dọc biên giới Lào và Campuchia sau đó vận chuyển bằng hai đường thủy bộ vào trong nước. Trước đây, các đối tượng buôn lậu dùng thủ đoạn sang chiết đường cát lậu vào những bao nhỏ, vận chuyển ban đêm để tránh bị lực lượng chức năng phát hiện.

    Hiện nay, đường lậu được ngang nhiên vận chuyển bằng xe tải lớn đưa vào trong nước, tại các cửa hàng bán lẻ, các mặt hàng này vẫn mang nguyên bao, nhãn mác nước ngoài.

    Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, lượng đường nhập lậu tuồn vào Việt Nam đang ở "cấp số nhân". Nếu trong giai đoạn 1999-2008, lượng đường nhập lậu chỉ khoảng 100.000 tấn/năm thì đến giai đoạn 2009-2015, lượng đường nhập lậu gấp 3 lần trước đó khoảng 350.000 tấn/năm. Đáng báo động, từ niên vụ 2015-2016, đường nhập lậu và gian lận thương mại có khối lượng ước tính khoảng 700.000 tấn/năm.

    Trước áp lực này, các doanh nghiệp (DN) trong nước phải liên tục giảm giá đường, có lúc giảm bằng giá đường lậu nhưng vẫn không thể cạnh tranh nổi.

    [​IMG]

    Đường nhập lậu khiến mía đường trong nước "lâm nguy" (Ảnh IT)

    Theo thiếu tướng Nguyễn Đức Hạnh, Phó tư lệnh bộ đội biên phòng, việc khó xác định đường trộn lẫn, bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có văn bản, quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể khiến cơ quan chức năng rơi vào tình trạng “biết mà không làm gì được”.

    “Chúng tôi biết có những kho, chủ đường nhưng tất cả hàng hóa đều có vỏ bọc, đường được đóng bao từ Campuchia đã có mác Việt Nam. Nếu không bắt được quả tang trên biên giới, một khi đưa vào kho rồi thì không thể chứng minh được có phải đường lậu hay không” – Thiếu tướng Hạnh nói.

    Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội thông tin thêm: “Đối với mặt hàng đường, các đối tượng buôn lậu dùng thủ đoạn đưa bao bì in trong nước "sang bao" ở nước ngoài rồi lợi dụng đêm tối đưa về. Theo quy định hiện hành khi hàng qua hết biên giới có hóa đơn là hợp pháp.”

    Lỗ hổng trong công tác quản lý, thiếu chế tài kiểm tra, xử phạt đang khiến ngành mía đường trong nước bị “bóp nghẹt” vì đường nhập lậu, hàng chục DN mía đường đứng trên bờ vực phá sản.

    Cần sửa luật “gấp”!

    Theo báo cáo của Hiệp hội Mía đường, hàng năm Việt Nam sản xuất trung bình 1,4 triệu tấn đường trong khi nhu cầu thị trường từ 1,5 đến 1,7 triệu tấn. Nghịch lý ở chỗ trong khi cung không đủ cầu nhưng mỗi năm các nhà máy đường tồn kho ít nhất 300 nghìn tấn, 2 niên vụ gần đây tồn 600 nghìn tấn.


    Đường cát Thái Lan nhập lậu còn nguyên nhãn mác bị Đội QLTT số 1 Chi cục QLTT Long An thu giữ (Ảnh CT)

    "Nguyên nhân lớn nhất vì đường nhập lậu, đường tạm nhập nhưng không “tái xuất” ngày một gia tăng", ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam thông tin.

    Theo một số chuyên gia, các cơ quan hoạch định chính sách cần sớm đưa ra luật, chế tài, quy định cụ thể để điều chỉnh hoạt động ngành mía đường trong nước.

    Đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị, để “giải cứu” ngành mía đường trong nước, cần xây dựng hệ thống pháp lý, cơ chế tạo điều kiện các DN hoạt động hiệu quả.

    Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội cho rằng, chính sách xây dựng luật của chúng ta nặng về phòng ngừa, giáo dục… các biện pháp trừng phạt không nặng như một số nước trong khu vực dẫn đến tính răn đe chưa cao.

    "Chúng tôi đang trong quá trình xây dựng các văn bản luật, nếu vi phạm trong lĩnh vực kinh tế sẽ nâng cao mức xử phạt về kinh tế lên, hạn chế xử phạt mang tính hình sự hóa", ông Nguyễn Đức Kiên thông tin.

    Được biết, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo bộ Công Thương, bộ Tài Chính, bộ Công An… rà soát các văn bản pháp luật trình Quốc Hội để sửa đổi các quy định liên quan đến các hoạt động ngành mía đường. Với tình hình cấp bách hiện nay, Quốc Hội sẽ sửa đổi luật theo thời hạn 1 kỳ để có giá trị sử dụng ngay.


    Báo cáo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho thấy, từ đầu năm đến nay, tình hình tiêu thụ đường chậm, lượng đường tồn kho các vụ trước còn khoảng 75%. Diện tích trồng mía đang dần bị thu hẹp, trong niên vụ 2018 - 2019, sản lượng mía đạt khoảng 14 triệu tấn cho sản lượng đường đạt khoảng 1,3 triệu tấn, giảm so với niên vụ trước chỉ tương đương các niên vụ 2015 - 2016, 2016 - 2017.

    Dự kiến niên vụ 2019 – 2020, ngành mía đường sẽ tiếp tục suy giảm, diện tích trồng còn khoảng 220.000 héc-ta, sản lượng mía khoảng 13 triệu tấn, sản lượng đường khoảng 1,25 triệu tấn.
    [​IMG]

    Ngành mía đường đang đối diện với những “sóng gió” khi giá đường trên thị trường hiện giảm khoảng 20% so với cùng...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này