Đừng tìm môi trường làm việc tốt, hãy tìm một ông chủ tốt…

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 10/5/21.

  1. Đừng tìm môi trường làm việc tốt, hãy tìm một ông chủ tốt…

    Đừng tìm môi trường làm việc tốt, hãy tìm một ông chủ tốt…

    LIÊN HỆ (469 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 10/5/21 lúc 16:33
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Ngày nay, rất nhiều người lao động cứ mãi mê đi tìm một môi trường làm việc tốt, một doanh nghiệp có bề dày lịch sử với thương hiệu uy tín hàng đầu trên thương trường hay một doanh nghiệp cơ ngơi hoành tráng nằm ngay trung tâm Thành phố trên những tòa cao ốc chọc trời. Nhưng khi hỏi: “Thế nào là môi trường làm việc tốt?” hàng vạn câu trả lời “lắp lững” thể hiện kiến thức mơ hồ về một môi trường làm việc tốt hay một môi trường có văn hóa doanh nghiệp đặc trưng.

    Chú trọng hơn trong văn hóa tuyển dụng

    Quả thực, khâu tuyển dụng nhân sự đầu vào của doanh nghiệp là một trong những hoạt động cực kỳ quan trọng. Nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng chú trọng đầu tư. Người làm công tác nhân sự hiện nay hầu hết chưa được đào tạo bài bản. Những nhà tuyển dụng giỏi và có kinh nghiệm “Hiểu người – Hiểu mình” tại Việt Nam không nhiều, muốn làm tốt công tác quản trị nhân sự không phải chỉ giỏi chuyên môn mà cần có “tâm” và “đạo đức” nghề nghiệp.

    Chuyên viên nhân sự là người đầu tiên mà ứng viên tuyển dụng tiếp xúc, Họ đại diện cho cả một doanh nghiệp, đại diện cho văn hóa tập thể của một tổ chức chứ không đơn thuần chỉ đại diện cho cá nhân họ, do đó, không thể dùng “cảm xúc” để diễn đạt hay nhìn nhận ứng viên một cách ngẫu hứng. Thông qua từ cử chỉ, lời nói và hành động của chuyên viên tuyển dụng, ứng viên sẽ có góc nhìn cơ bản về văn hóa của doanh nghiệp, nơi mà họ đang có nhu cầu cống hiến dài lâu.

    Hoạt động tuyển dụng ngày nay cần phải thay đổi tư duy và lề lối làm việc không thể “rập khuôn” theo thập niên 80 thế kỷ trước. Hầu hết, các chuyên viên tuyển dụng gần như không tìm hiểu “động cơ” ứng tuyển của ứng viên là gì, qua đó có thể đáp ứng nhu cầu hợp tác của đôi bên, cá biệt một vài trường hợp xem qua hồ sơ ứng tuyển một cách sơ sài, qua loa. Để rồi, chẳng biết gì về lý lịch của ứng viên, cứ“hỏi đi – hỏi lại” những vấn đề đã ghi rất rõ trên hồ sơ ứng viên, làm mất đi ý nghĩa buổi phỏng vấn tuyển dụng.

    Không khó để tìm thấy, những doanh nghiệp còn sử dụng tư duy “cũ rít” gây cản trở nhiệt huyết cống hiến của ứng viên như: viết “Bản tự khai” trước khi vào phòng phỏng vấn trực tiếp. Ứng viên phải viết tay mất ít nhất 30 phút để… tự khai, trong khi hồ sơ ứng tuyển đã ghi rất rõ. Kỳ lạ hơn, ứng viên cao cấp hay quản lý cấp trung cũng… “cào bằng” như thế.

    Thay vì, viết bản tự khai khô khan, nhà tuyển dụng có thể cho ứng viên làm bài kiểm tra nho nhỏ, đơn giản xoay quanh kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên trong công tác ứng tuyển sẽ rất tốt và nhân văn hơn, như là một buổi phỏng vấn trực tiếp thoải mái và cởi mở, không nhiều áp lực như đang… đi thi Đại học.

    … hãy tìm ông chủ tốt!

    Không có môi trường làm việc nào là tốt và hoàn hảo, nếu như chúng ta không thể thích nghi để trở nên phù hợp. Những tập đoàn lớn hay ngân hàng lớn cũng thường xuyên thay đổi nhân sự cao cấp. Đừng nghĩ rằng, làm việc ở một doanh nghiệp có thương hiệu và hoành tráng về quy mô nào đó là một môi trường tốt để cống hiến với mức lương cao ngất ngưỡng…

    Trích dẫn từ câu nói truyền cảm hứng của Jack Ma, nếu bạn là người làm công ăn lương “hãy tìm một người sếp tốt, đừng tìm một công ty tốt”. Khi bạn cống hiến cho một doanh nghiệp hay một tập đoàn lớn nơi mà bạn không thể tìm được vị trí của mình trong “bản đồ doanh nghiệp”, không tìm được sự quan tâm hay trọng dụng từ ban lãnh đạo và quan trọng hơn, đó là nơi bạn không tìm thấy sự phát triển của mình trong sự nghiệp. Điều đó, thật tồi tệ, thiết nghĩ bạn nên dừng lại.

    Hàng vạn doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang xây dựng Văn hóa doanh nghiệp nhằm hướng đến một môi trường làm việc năng động, nhiệt huyết và hăng say. Thế nhưng, cốt yếu vẫn phải xuất phát từ tư duy của chủ doanh nghiệp. Nếu họ có tư duy đổi mới, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận nhân tài hơn.

    Như vậy, hãy cân nhắc giữa việc chọn đầu quân cho một doanh nghiệp nhỏ hay một “Start-up” nào đó, nơi mà bạn có thể cống hiến lâu dài và bền vững với một ông chủ nhiệt huyết, biết trọng dụng nhân tài và một doanh nghiệp lớn xem bạn là… chiếc áo mới và cũng đến lúc lỗi thời.

    Một lãnh đạo giỏi đừng bao giờ đỗ lỗi “không có thời gian” để đọc hồ sơ ứng tuyển của các ứng viên.

    Lưu ý một điều rằng, những nhân tài thường “khác biệt” vì đơn giản họ không thích những điều rập khuôn, thiếu sáng tạo. Họ mong muốn được tôn trọng nhiều hơn… Nếu như, nhà tuyển dụng đối đãi với ứng viên như một “khách hàng” và xem hoạt động tuyển dụng là quá trình hợp tác song phương thì đó là nơi mà người lao động chen chân nhau đến đầu quân và cống hiến. Thực tế thì ngược lại, vậy nên đừng trách vì sao lao động tri thức thà chọn chạy xe ôm công nghệ chứ nhất quyết không chọn “Sơ-vin” đóng thùng làm việc trong văn phòng máy lạnh trên tòa cao ốc ngút chân mây…

    ThS. Nguyễn Phạm Hữu Hậu – Phó Chủ tịch Hanita Master

    FILI
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này