Dòng tiền thông minh 25/3: Tự doanh CTCK trở lại mua ròng phiên VN-Index thu hẹp đà giảm,...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 25/3/20.

  1. Dòng tiền thông minh 25/3: Tự doanh CTCK trở lại mua ròng phiên VN-Index thu hẹp đà giảm,...

    Dòng tiền thông minh 25/3: Tự doanh CTCK trở lại mua ròng phiên...

    LIÊN HỆ (200 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 25/3/20 lúc 10:46
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 25/3 tập trung tại nhóm cổ phiếu bất động sản và tài chính. Bộ phận tự doanh CTCK trở lại mua ròng 89 tỉ đồng trong khi khối ngoại gia tăng bán ròng hơn 700 tỉ đồng.


    Dòng tiền thông minh chuyển hướng đến nhóm cổ phiếu bất động sản


    Trong những phút đầu phiên sáng, nhiều cổ phiếu giao dịch tích cực đã giúp VN-Index hồi phục nhẹ. Tuy nhiên, biến động mạnh của một số mã chủ chốt như VIC, VHM, VRE, PLX, MSN đã nhanh chóng kéo chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu.

    Tới phiên chiều, lực đỡ của GAS, VNM, BID, VCB, BVH là không đủ để giúp thị trường hồi phục trước áp lực quá lớn của bộ ba nhà Vingroup. Chỉ số tiếp tục ghi nhận giảm điểm với thanh khoản giảm nhẹ, trong khi khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng.

    Kết phiên, VN-Index giảm 7,38 điểm (1,11%) xuống 659,21 điểm; HNX-Index tăng 0,51% lên 96,95 điểm; UPCoM-Index tăng 1,98% lên 48,51 điểm. thanh khoản thị trường đạt 4.962 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 1.119 tỉ đồng.

    Dòng tiền trong phiên tập trung tại nhóm cổ phiếu bất động sản (864 tỉ đồng) và nhóm tài chính (836 tỉ đồng).

    Nỗ lực của FED khi công bố gói nới lỏng định lượng không giới hạn nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đã có tác động tích cực tới các TTCK chủ chốt trong khu vực nhưng chưa có ảnh hưởng tương tự tới thị trường Việt Nam.

    Trong nước, động thái can thiệp tỷ giá VND/USD mặc dù chưa thể có tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư nhưng cũng cho thấy chính sách điều hành mang tính chủ động trong thời gian tới.

    Khối tự doanh trở lại mua ròng 89 tỉ đồng phiên thị trường thu hẹp đà giảm điểm


    Thống kê phiên giao dịch ngày hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán trở lại mua ròng 89,3 tỉ đồng với khối lượng 2,07 triệu đơn vị.

    [​IMG]

    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro


    Ở chiều mua vào, khối tự doanh tìm đến cổ phiếu FPT (19,77 tỉ đồng), theo sau là hai mã ngân hàng TCB (15,55 tỉ đồng) và VPB (15,33 tỉ đồng). Khối tự doanh còn mua vào nhiều cổ phiếu MSN (15,04 tỉ đồng), HPG (13,94 tỉ đồng) và MWG (13,62 tỉ đồng).

    Bên cạnh đó, cổ phiếu MBB ghi nhận giá trị mua trong phiên là 12,69 tỉ đồng, tiếp đến là VNM (12,47 tỉ đồng), CTG (12,22 tỉ đồng) và VIC (10,54 tỉ đồng).

    Diễn biến trái chiều, bộ phận tự doanh bán ra chủ yếu mã MWG 19,86 tỉ đồng. Cùng ghi nhận giá trị bán ra trên 10 tỉ đồng còn có chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (19,43 tỉ đồng), MSN (14,3 tỉ đồng) và VNM (10,57 tỉ đồng).

    Mặt khác, dòng vốn tự doanh rút khỏi cổ phiếu TCB (8,48 tỉ đồng), HPG (7,48 tỉ đồng), STB (5,59 tỉ đồng), ngoài ra còn VHM, TPB và CTG với giá trị bán dưới 5 tỉ đồng trong phiên.

    Khối ngoại tiếp tục rút 708 tỉ đồng khỏi thị trường, xả trăm tỉ mã MSN và HPG


    Về giao dịch khối ngoại, trên sàn HOSE giá trị bán ròng gần 662 tỉ đồng với khối lượng lên tới 33,15 triệu đơn vị. Top10 mã bị bán ròng, dòng vốn ngoại rút ròng trăm tỉ khỏi cổ phiêu MSN và HPG, giá trị cụ thể tương ứng là 113,45 tỉ đồng và 101,92 tỉ đồng.

    Cùng chiều, NĐT nước ngoài xả mạnh cổ phiếu VRE (81,97 tỉ đồng), SVC (67,43 tỉ đồng) và VHM (54,3 tỉ đồng). Khối ngoại còn thoái vốn tại cổ phiếu POW (25,12 tỉ đồng), VJC (21 tỉ đồng) và GAS (16,43 tỉ đồng). Hai cổ phiếu còn lại trong top mua ròng là TDM và SSI với giá trị lần lượt 14,83 tỉ đồng và 14,77 tỉ đồng.

    Ngược lại, Top10 cổ phiếu được mua ròng, khối ngoại tập trung gom cổ phiếu VBC (5,38 tỉ đồng), theo sau là CTG (3,4 tỉ đồng). Một số mã khác lọt top mua ròng như PHR, FPT và APG, ngoài ra còn HPX, TCB, DLG, HHS và TCH.

    Giao dịch trên HNX, NĐT nước ngoài bán ròng 44 tỉ đồng cùng khối lượng 3,9 triệu đơn vị. Tại phía bán ròng, áp lực tập trung lên cổ phiếu PVS (29,6 tỉ đồng), kế đến là TNG (13,1 tỉ đồng) và BVS (1,7 tỉ đồng). Ngoài ra, dòng vốn ngoại rút khỏi cổ phiếu VCS, VC3, SHS dưới 1 tỉ đồng.

    Tại phía mua ròng, NĐT nước ngoài tìm đến cổ phiếu ART (1,5 tỉ đồng), ngoài ra còn có TIG, LAS, SDT.

    Trên thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng nhẹ 1,5 tỉ đồng với khối lượng 137.593 cổ phiếu. Mã chịu áp lực thoái ròng nhiều nhất thị trường này là QNS (3,9 tỉ đồng), theo sau là một số mã ghi nhận giá trị bán ròng trên 1 tỉ đồng như VTP (1,6 tỉ đồng), ACV (1,4 tỉ đồng) và VIB (1,3 tỉ đồng).

    Trong khi đó, NĐT nước ngoài rót vốn vào cổ phiếu VEA (6,4 tỉ đồng). Cùng với đó, khối ngoại mua ròng mã KDF, MCH, VGI.

    Con trai Chủ tịch Thép Hòa Phát đăng kí mua 20 triệu cp HPG, Chủ tịch Nam Long muốn tăng sở hữu thêm 5 triệu cp NLG

    [​IMG]

    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp


    Thống kê thông tin giao dịch trong phiên hôm qua, lãnh đạo và người có liên quan đăng kí mua vào các mã SKG, BCG, MWG, NLG và HPG trong khi các cổ phiếu SHI và SVI bị đăng kí bán ra.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này