Chứng khoán Mỹ thu hẹp đà tăng khi gói cứu trợ 2.000 tỉ USD gặp trở ngại mới

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 26/3/20.

  1. Chứng khoán Mỹ thu hẹp đà tăng khi gói cứu trợ 2.000 tỉ USD gặp trở ngại mới

    Chứng khoán Mỹ thu hẹp đà tăng khi gói cứu trợ 2.000 tỉ USD gặp trở...

    LIÊN HỆ (197 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 26/3/20 lúc 10:32
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Nhà đầu tư tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Ảnh: Getty Images.


    Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa tăng 496 điểm, tương đương 2,4% lên 21.201 điểm. Trong phiên trước đó 24/3, Dow Jones đã tăng hơn 11%.

    Chỉ số S&P 500 tăng 1,1% và đóng cửa ở 2.476 điểm. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 2, Dow Jones và S&P 500 đi lên hai phiên liên tiếp, tổng mức tăng là hơn 13% đối với Dow Jones và hơn 10% với S&P 500.

    Cổ phiếu hãng chế tạo máy bay Boeing nhảy vọt 24% và hãng đồ thể thao Nike tăng 9,2% , dẫn dắt Dow Jones tăng điểm.

    Chỉ số Nasdaq Composite giảm nhẹ 0,5% xuống còn 7.384 điểm khi các tên tuổi lớn Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet cùng đóng cửa trong sắc đỏ.

    Các chỉ số đồng loạt rơi khỏi đỉnh của ngày trong những phút cuối phiên giao dịch sau khi một số nghị sĩ Mỹ bày tỏ bất đồng về dự luật cứu trợ kinh tế trị giá 2.000 tỉ USD.

    [​IMG]

    Thị trường chứng khoán Mỹ đánh mất đỉnh của ngày 25/3.


    Đêm 24, rạng sáng ngày 25/3 (theo giờ Mỹ), hai đảng ở Thượng viện và chính quyền Tổng thống Trump đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về gói cứu trợ khẩn cấp chống đại dịch COVID-19.

    Một trong những nội dung quan trọng trong đó là người thất nghiệp do ảnh hưởng của COVID-19 sẽ được cấp 600 USD mỗi tuần, kéo dài trong vòng 4 tháng.

    4 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã lên tiếng phản đối điều khoản này, cho rằng nó có thể khuyến khích doanh nghiệp sa thải nhân viên và khiến cho người dân thích thất nghiệp, không chịu tìm việc làm.

    Sau đó, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (bang Vermont) cho biết ông sẽ trì hoãn bỏ phiếu thông qua dự luật này nếu các nghị sĩ Đảng Cộng hòa không chấm dứt quan điểm phản đối. Ông Sanders cho rằng việc hạn chế người thất nghiệp Mỹ nhận trợ cấp trong tình huống cần kíp nhất là một việc làm "đáng ghê tởm".

    Dự luật còn bao gồm khoản chi 500 tỉ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Trong một thông cáo gửi ra, ông Sanders cho biết ông sẵn sàng trì hoãn dự luật này để vận động hành lang tăng cường qui định quản lí đối với những doanh nghiệp nhận cứu trợ từ gói 500 tỉ USD nói trên.

    Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt rơi khỏi đỉnh của ngày sau phản ứng của Thượng nghị sĩ Sanders – người đồng thời là ứng viên tranh cử Tổng thống của Đảng Dân chủ.

    Lúc cao nhất phiên, S&P 500 tăng 5,1% còn Dow Jones vọt lên hơn 6% (1.100 điểm). Trong 30 phút cuối phiên, Dow Jones đánh mất khoảng 500 điểm và thu hẹp đáng kể đà tăng.

    Trước đó vào phiên 24/3, Dow Jones tăng 2.100 điểm, tương đương hơn 11%, đánh dấu phiên đi lên mạnh mẽ nhất kể từ năm 1933. S&P cũng nhảy vọt 9,4% giữa những kì vọng của nhà đầu tư về gói cứu trợ kinh tế khổng lồ ở Thượng viện.

    [​IMG]

    Biến động thị trường chứng khoán Mỹ những phiên gần đây.


    Lúc gần 2h sáng 25/3, Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện – Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mitch McConnell đăng lên Twitter cá nhân: "Cuối cùng thì chúng tôi cũng đạt được thỏa thuận. Sau nhiều ngày thảo luận căng thẳng, cả hai đảng ở Thượng viện đã thống nhất về gói giải cứu kinh tế lịch sử giữa đại dịch COVID-19".

    "Về bản chất, đây chính là gói đầu tư thời chiến đối với nước Mỹ", ông McMonnell nói thêm.

    Ngày 25/3, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Ben Bernanke nhận định nền kinh tế Mỹ "có thể hồi phục khá nhanh chóng nếu như lực lượng lao động và doanh nghiệp không bị tổn hại quá lớn trong thời gian đóng cửa vì dịch".

    Ông cũng đánh giá cao những chính sách quyết liệt và nhanh chóng của đương nhiệm Chủ tịch Fed Jerome Powell để ngăn chặn thiệt hại từ đại dịch. "Tôi nghĩ Fed đã hành động rất chủ động, và ông Powell cùng các cộng sự đã làm việc rất vất vả để dự đoán trước tình hình và đưa ra hàng loạt chương trình đa dạng để hỗ trợ nền kinh tế trong thời kì phong tỏa".

    Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng tình hình dịch bệnh cần có cải thiện đáng kể thì thị trường mới có thể tạo đáy và đi lên.

    Tính đến sáng 26/3 theo giờ Việt Nam, toàn thế giới đã ghi nhận 468.523 ca dương tính với COVID-19 và 21.192 trường hợp tử vong. Nước Mỹ đứng thứ ba thế giới về số ca dương tính với 66.132 trường hợp, sau Trung Quốc và Italy. Số ca tử vong tại Mỹ hiện là 947.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này